Bà bầu bị đi ngoài nhiều lần: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng

Đi ngoài nhiều lần là một bệnh lý của hệ tiêu hóa. Tùy từng người bệnh và biểu hiện của bệnh khác nhau mà chúng ta phân loại mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhưng có một đối tượng khi bị đi ngoài nhiều lần cần phải rất lưu ý đó là bà bầu. Vậy bà bầu bị đi ngoài nhiều lần có sao không, có gây nguy hiểm cho thai nhi và cách xử trí ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây:

Thế nào là tình trạng đi ngoài nhiều lần

Tiêu chảy hay còn gọi là đi ngoài nhiều lần là tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau ở cả người lớn và trẻ em. Biểu hiện thường gặp nhất đó là đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày và phân lỏng, nước. Thông thường bệnh diễn biến từ nhẹ, có thể tiến triển nặng lên và nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người nếu không được kiểm soát, điều trị kịp thời. Nhất là đối tượng là bà bầu thì càng phải nên cẩn trọng nhiều hơn bởi không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn cho sự phát triển bào thai bên trong cơ thể người mẹ. Bởi vậy ngay từ đầu khi phát hiện ra tình trạng rối loạn tiêu hóa này các mẹ bầu không nên chủ quan, cần có hướng xử trí đúng đắn.

Bà bầu đi ngoài nhiều lần
Bà bầu đi ngoài nhiều lần

Bà bầu bị đi ngoài nhiều lần, nguyên nhân do đâu

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần ở bà bầu. Nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất phải kể đến đó là do các loại vì khuẩn, vì rút, kí sinh trùng… xâm nhập vào hệ thống đường ruột. Hoặc người ta có thể phân ra làm 2 nhóm nguyên nhân chín gồm:

  • Tiêu chảy do nhiễm vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng..
  • Tiêu chảy không do nhiễm trùng.

Ở bà bầu, đi ngoài nhiều lần thường là do các nguyên nhân dưới đây:

Nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột

Vi sinh vật gây bệnh từ bên ngoan sẽ đi vào hệ tiêu hóa thông qua con đường ăn uống. Chúng kích thích lên các mô trong đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân chính, chiếm tỉ lệ lớn nhất gây tiêu chảy ở bà bầu, thường là do các mẹ ăn uống thực phẩm không hợp với vệ sinh. Các loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh rối loạn tiêu hóa có thể kể đến là rotavirus, Salmonella, clostridium, tụ cầu khuẩn… gây ngộ độc. Hay như bạn thường xuyên sử dụng nguồn nước ô nhiễm, ăn rau sống, ăn gói hay đồ tái, chưa nấu chín… rau củ được tưới tiêu bằng nước bẩn, phân tươi sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn và kí sinh trùng.

Chưa biết cách giữ gìn vệ sinh

Điều kiện vệ sinh kém, không sạch sẽ cũng khiến cho bà bầu bị đi ngoài nhiều lần, nó làm tăng nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn gây ra tiêu chảy. Bởi vậy nên việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chân tay, cơ thể, không gian sống, đồ dùng cá nhân và thức ăn là biện pháp cần thiết để phòng bệnh. Từ đó giúp cho thai phụ không có các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn hệ vi sinh có trong đường ruột

Vi khuẩn không phải lúc nào cũng có hại. Trong hệ đường ruột của chúng ta có tồn tại hàng nghìn, hàng tỷ vi khuẩn nhưng được gọi với tên là lợi khuẩn. Tác dụng của chúng là phân hủy các loại thức ăn để hấp thu dễ hơn qua thành ruột vào máu. Nhưng do một nguyên nhân nào đó khiến những lợi khuẩn này suy yếu hoặc do vi khuẩn bên ngoài mạnh hơn lợi khuẩn mà gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hệ quả đó là giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng nhu động ruột (đau bụng), đi ngoài nhiều lần, phân sống, lỏng hoặc không thành khuôn.

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột gây đau bụng, đi ngoài
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột gây đau bụng, đi ngoài

Không hấp thu đường

Một số người cơ địa là không có khả năng dung nạp một số loại đường như lactose, glucose – galactose, fructose… Bởi vậy khi họ ăn phải những thực phẩm có chứa loại đường này gồm sữa, chế phẩm từ sữa, mật ong, trái cây… Lúc này các mẹ sẽ có hiện tượng bị tiêu chảy kéo dài sau khi ăn những loại thực phẩm kể trên. Hoặc một số trường hợp mẹ bầu bị thiếu một loại men có tên là Subcrase – isomaltase, lactase… cũng làm cho họ đi ngoài nhiều lần.

Ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ ính, thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hay chứa chất độc hại thì hậu quả sẽ gây ra đó là đau bụng vùng quanh rốn, đau âm ỉ hoặc quặn dữ dội, sốt, nôn mửa, đi ngoài như tháo cống… Nếu đi ngoài nhiều có thể gây ra mất nước, rối loạn điện giải mà nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng ruột kích thích

Một số người có đặc điểm là khi thay đổi thói quen ăn uống hay dùng một số thuốc điều trị, đồ ăn lạ. Bởi vì đồ lạ vào ruột sẽ kích thích tăng nhu động ruột khiến nó bị co thắt quá mức trong thời gian dài. Thức ă sẽ đi qua đường ruột nhanh hơn mà không kịp hấp thu hết gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài, phân lỏng.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng cũng là một bệnh lý khiến cho bà bầu bị đi ngoài nhiều lần do rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân cũng đến từ sự xâm nhập và gây hại của các tác nhân vi khuẩn (shigella, samonella…), ký sinh trùng, nấm… Hay một số bệnh lý như rối loạn thần kinh thực vật, ngộ độc hóa chất, tâm lý căng thẳng, áp lực… cũng kích thích nhu đầu ruột mà gây buồn đi ngoài.

Viêm đại tràng dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần
Viêm đại tràng dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần

Do thay đổi hormon

Khi mang thai cơ thể sẽ thay đổi về nhiều mặt trong đó có sự thay đổi về các loại hormon. Tình trạng tiêu chảy do thay đổi hormon thường sẽ không kéo dài lâu. Nó xuất hiện một cách rác rác trong suốt quá trình thai kì và thường tăng lên vào các tháng cuối.

Bà bầu bị đi ngoài có nguy hiểm cho thai nhi và mẹ không

Tiêu chảy trong quá trình mang thai có thể nhẹ, có thể nặng tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, thể trạng của mẹ bầu và phương pháp điều trị. Nhưng có thể nói chắc chắn rằng nếu không điều trị sớm tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể là:

Đe dọa tính mạng người mẹ

Thông thường khi bị tiêu chảy sẽ kèm theo cả triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Nếu để diễn biến trong một thời gian dài cơ thể người mẹ sẽ mất một lượng nước lớn. Cùng với đó là các chất điện giải như natri, kali, clorua… Natri là thành phần quan trọng giúp duy trì huyết áp ổn đinh, kali cần cho hoạt động của cơ bắp lẫn cơ tim… Thiếu nước và các chất điện giải này người bệnh sẽ suy kiệt, mệt mỏi nhiều, mất nước điện giải trầm trọng. Mất một lượng nước đủ lớn sẽ gây ra sốc mất nước, hay mất kali gây rối loạn nhịp tim,… Điều này đe dọa đến tính mạng cả hai mẹ con.

Nguy cơ sảy thai

Đi ngoài nhiều lần thường có kèm đau bụng với đặc điểm là đau vùng quanh rốn. Nhiều lúc cơn đau tiến triển nặng, đau dữ dội và thường giảm khi đi ngoài phân lỏng. Nhưng đang lo nhất của những cơn đau này là sự kích thích, co bóp trong ổ bụng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi đang trú ngụ ở đây. Bởi vậy mà đây là một mối lo ngại lớn gây nguy hại cho sự an toàn của thai nhi.

Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và em bé sau này

Khi mang thai sức đề kháng của các mẹ kém hơn so với bình thường. Người mẹ bị tiêu chảy nhiều lần, thời gian dài khi mang thai thì cơ thể sẽ bị mệt mỏi, ăn uống kém, suy kiệt dẫn đến chất dinh dưỡng dành cho thai nhi bị giảm. Vậy nên thai nhi có nguy cơ chậm phát triển. Trẻ đẻ ra sau này cũng chậm lớn hơn so với trẻ bình thường và còn có nguy cơ thai chết lưu.

>>>Xem thêm

Bà bầu cần làm gì khi bị đi ngoài nhiều lần và phương pháp phòng bệnh

Việc bị đi ngoài nhiều lần khi mang thai có tính chất nguy hiểm lớn. Vì vậy mà bạn nên theo dõi sát sao, điều trị sớm nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Hầu hết các trường hợp bị đi ngoài trong giai đoạn mang thai đều có thể tự khỏi. Nhưng nếu xuất phát từ các nguyên nhân gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút hay nhiễm kí sinh trùng thì các mẹ nên điều trị sớm. Tiêu chảy gây mất nước nên bạn hãy bổ sung đầy đủ nước và điện giải sớm.

Ngoài ra việc đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị là điều cần thiết. Thông thường nếu mẹ bầu bị đi ngoài 2-3 lần/ ngày mà 2-3 ngày không thấy bệnh tình thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp thông thường thì cần đi khám bác sĩ. Thông qua các cận lâm sàng như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, an toàn.

Bà bầu cũng cần xem xét, điều chỉnh chế độ ăn là cần thiết. Bà bầu cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh dưới đây:

  • Tránh xa các loại thực phẩm gây kích ứng đường tiêu hóa và những đồ ăn đã có tiền sử dị ứng trước đó, nhóm thực phẩm lên men, đồ ăn giàu chất béo, đồ chua cay…
  • Bổ sung đầy đủ nước bằng cách uống nước thông thường, nếu mất nhiều thì phải uống oserol hoặc truyền nước tại các cơ sở y tế khi cần thiết.
  • Nghỉ ngơi giúp tăng cường thể trạng, giảm sự mệt mỏi…
  • Ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh, đồ ăn tái… Thực phẩm cần được làm sạch để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Nên ăn đồ ăn nấu trong gia đình, không nên ăn đồ hàng quán vì nguy cơ mất vê sinh.
  • Đồ ăn nhạt, nêm ít gia vị và ít chất béo sẽ tốt hơn cho tiêu hóa.
  • Ăn thêm sữa chua trong các bữa giúp hệ vi khuẩn có lợi phát triển tốt.
  • Không tự ý mua thuốc dùng ngoài nếu bác sĩ chưa khám và kê đơn.
  • Đi khám định kì tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề bà bầu đi ngoài nhiều lần. Hy vọng kiến thức chúng tôi cung cấp giúp các mẹ bầu không chủ quan khi bị tiêu chảy và biết cách xử trí đúng đắn nhất.