Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Chôm Chôm Được Không?

Bầu 3 tháng ăn chôm chôm được không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi mang bầu, bởi hiện nay có rất nhiều thông tin được đưa ra cho rằng trong thời kỳ đầu của thai kỳ không nên ăn chôm chôm vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy những thông tin đó liệu có đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích mọi thắc mắc về việc bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không nhé!

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được phép ăn chôm chôm?

Chôm chôm có thể ăn khi bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ không?
Chôm chôm có thể ăn khi bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ không?

Một số lời truyền miệng nói rằng, trong thời đầu của thai kỳ phụ nữ không được ăn chôm chôm, loại trái cây này được cho là hung thủ làm sảy thai khi bà bầu ăn nó vào những tuần đầu của thai kỳ. Lý do cho việc sẩy thai được được ra là chôm chôm khá nóng bầu bì ăn vào sẽ dễ “bốc hoả” ảnh hưởng lớn đến thai nhi, thêm vào đó một số người còn cho rằng chôm chôm khiến phụ nữ khó chuyển dạ hoặc thậm chí chặn đường ra của trẻ khi sinh theo ngả âm đạo. 

Tuy nhiên, đây chỉ là những lời truyền miệng từ xưa của ông cha ta, chưa có bằng chứng xác thực cho nhận định trên là đúng.

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các chuyên gia dinh dưỡng ngày nay lại cho rằng chôm chôm là một loại quả có nhiều vitamin và khoáng chất đem lại nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu, cụ thể:

  • Vitamin A: Hỗ trợ sự phát triển hình thái và chức năng của mắt ở thai nhi, hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương giác mạc
  • Vitamin C: Giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt và nhanh làm lành vết thương cho mẹ bầu
  • Chất xơ: Làm giảm tình trạng táo bón, cung cấp thêm năng lượng cần thiết cho mẹ bầu
  • Sắt: Phòng ngừa tình trạng thiếu máu dẫn đến sảy thai
  • Canxi và photpho: Là hai nguyên tố cấu tạo nên xương, Canxi đóng vai trò quan trọng trong dẫn truyền thần kinh, co cơ. Photpho tham gia hình thành DNA và RNA, cung cấp năng lượng trong trao đổi axit amin, protein của mẹ và bé
  • Protein: Là chất quan trọng có vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của thai nhi. Đặc biệt là bộ não, cơ quan cần nhiều protein nhất. Đồng thời bổ sung protein trong giai đoạn này giúp phát triển mô vú và tử cung của mẹ bầu
  • Axit Folic: Hạn chế dị tật ống thần kinh cho trẻ, bổ sung axit folic có vai trò quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Như vậy, với câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không thì có thể khẳng định rằng, các bà mẹ có thể hoàn dùng chôm chôm với một lượng vừa đủ để cung cấp các dưỡng chất cần thiét mà chôm chôm mang lại cho sự phát triển của bé.

>> Xem thêm:

8 lợi ích lớn cho mẹ bầu khi ăn chôm chôm

Từ những vitamin và dưỡng chất sẵn có mà chôm chôm mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe mẹ bầu. Cụ thể là 8 lợi ích lớn dưới đây.

Chôm chôm có tác dụng chống buồn nôn và chóng mặt

Tác dụng chống nôn hiệu quả của chôm chôm
Tác dụng chống nôn hiệu quả của chôm chôm

Trong giai đoạn mang thai nồng độ hormone trong cơ thể tăng nhanh cụ thể HCG ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày, ruột, thực quản… Gây tích tụ thức ăn và chậm tiêu hoá, dẫn đến việc mẹ bầu dễ buồn nôn trong những tháng đầu. Những lúc như thế này có thể dùng chôm chôm, chôm chôm là loại quả có vị ngọt và chua nhẹ sẽ làm giảm bớt các cơn buồn nôn của mẹ bầu.

Chôm chôm cung cấp sắt, phòng ngừa thiếu máu trong giai đoạn mang thai

Trong chôm chôm sắt chiếm 3% do đó khi ăn sẽ có tác dụng bổ sung sắt cho cả mẹ và bé. Đặc biệt trong giai đoạn mang thai bà bầu thường thiếu sắt do cần máu để nuôi thai nhi. Nếu không chủ động bổ sung sắt qua thực phẩm, hoa quả… thì có thể sẽ ảnh hưởng dẫn đến nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, tăng tỷ lệ nhiễm trùng hậu sản cao hơn…

Chôm chôm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa một số bệnh ho cảm cúm,…

Trong chôm chôm chôm có vitamin C, kẽm, magie… rất tốt cho hệ miễn dịch cơ thể, giúp tăng đề kháng vi khuẩn, virus cho cơ thể mẹ bầu. Do đó bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm có thể phòng ngừa một số bệnh cảm cúm thông thường, ho, sốt và không ảnh hưởng đến sức khoẻ chung của mẹ bầu.

Chôm chôm hỗ trợ tốt cho tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón

Chôm chôm có tác dụng tốt trong ngăn ngừa táo bón
Chôm chôm có tác dụng tốt trong ngăn ngừa táo bón

Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường bị táo bón do sự rối loạn hormone bên trong cơ thể và việc cung cấp quá nhiều chất đạm, chất béo, chất dinh dưỡng. Lúc này, chất xơ và vitamin trong chôm chôm sẽ giúp quá trình tiêu hoá diễn ra một cách dễ dàng hơn, phòng táo bón cho mẹ bầu.

Chôm chôm có tác dụng làm đẹp da tóc cho mẹ bầu

Trong chôm chôm chứa vitamin E và vitamin C – là những vitamin tham gia vào quá trình tạo da, tóc, làm da tóc trở nên đẹp hơn. Đặc biệt với phụ nữ khi mang thai, áp lực mang bầu, cộng với nhiều trường hợp lo nghĩ nhiều stress làm tóc dễ rụng, da sạm, da rạn. Lúc này dưỡng chất vitamin E và C từ chôm chôm sẽ vừa có tác dụng đẹp da vừa bổ sung các dưỡng chất cho mẹ bầu.

Chôm chôm có tác dụng kiểm soát huyết áp

Chôm chôm có tác dụng cân bằng đường huyết cho mẹ bầu
Chôm chôm có tác dụng cân bằng đường huyết cho mẹ bầu

Chôm chôm chứa một lượng nhỏ vitamin B3 khoản 1,352 mg/100g. Tác dụng của vitamin B3 chuyển hóa carbohydrate , chất béo, cholesterol thành năng lượng. Từ đó giảm cholesterol trong máu, kéo theo hạ huyết áp cho mẹ bầu.

Chôm chôm có tác dụng tốt trong việc thanh lọc cơ thể

Công dụng này có được nhờ thành phần vitamin và photpho của chôm chôm. loại quả này có nhiều nước vì thể sẽ giúp mẹ bầu bổ sung nước cho cơ thể, góp phần làm thanh lọc cơ thể.

Chôm chôm có tác dụng làm tóc đẹp và sạch hơn

Thói quen ăn chôm chôm hằng ngày ngoài tác dụng làm tóc nhanh mọc và đẹp, thì còn có hiệu quả tốt trong quá trình điều trị gàu và thậm chí là các vấn đề về da đầu khác phát sinh trong quá trình mang thai. Quả chôm chôm cũng củng cố thêm sức khoẻ cho chân tóc nếu quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm tóc mỏng và yếu dần.

Tóm lại việc ăn chôm chôm trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn có thể và còn mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt, thì vẫn còn tồn tại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với mẹ bầu khi ăn chôm chôm sai cách.

Các tác dụng phụ của việc ăn chôm chôm sai cách

Ăn chôm chôm sai cách hay ăn quá nhiều sẽ dẫn đến một vài vấn đề sức khoẻ như:

  • Tăng chỉ số đường huyết: Quả chôm chôm chín, chứa một hàm đường khá cao đối với cơ thể, dễ dàng làm mẹ bầu mất cân bằng đường huyết nếu ăn chôm chôm với một số lượng lớn trong thời gian dài. Do vậy, nếu mẹ bầu mắc các triệu chứng như đái tháo đường thai kỳ, hãy cân nhắc vấn đề này và chỉ nên ăn nhấm nháp từ 5-6 quả cho mỗi ngày mà thôi.
  • Tăng cholesterol: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể chuyển hoá thành rượu và làm tăng chỉ số cholesterol, trường hợp này thường gặp khi mẹ bầu ăn những quả chín

Cách ăn chôm chôm tốt nhất tối ưu cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể tham khảo cách ăn chôm chôm sau:

  • Ăn trái cây tươi nguyên quả: Chú ý không nên dùng các loại quả bị hỏng, thối, có vị chua,… vì dễ gây đau bụng, buồn nôn
  • Ăn mứt chôm chôm: Để thay đổi khẩu vị, mẹ bầu có thể làm mứt chôm chôm để thưởng thức hằng ngày, chú ý chôm chôm thành phần đường tự nhiên đã cao, nên cần hạn chế lượng đường khi làm mứt
  • Xay ra làm nước hoa quả: Tách hạt chôm chôm sau đó cho vào máy xay cùng một chút đá để làm thức uống giải khát
Nước ép trái cây, làm từ chôm chôm
Nước ép trái cây, làm từ chôm chôm

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn chôm chôm sau bữa chính 1h để cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ vitamin và khoáng chất nhất. Ngoài ra bạn có thể ăn vào buổi tối chiều sau giấc ngủ trưa.

Tuỳ vào cơ địa mà số lượng chôm chôm được ăn ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau. Nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều nhất 10 quả trong một ngày.

Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ để tránh việc ăn chôm chôm bị tác dụng phụ

Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi ăn chôm chôm để hạn chế và tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Đối với phụ nữ mang thai mà mắc chứng đái tháo đường thai kỳ, một ngày không nên tiêu thụ quá 6 trái chôm chôm
  • Không nên chọn quả chín: Chôm chôm chín hay các loại trái cây khác khi chín có thể lên men, tạo ra cồn mà cồn lại rất độc và có hại cho sức khỏe sản phụ. Cụ thể cồn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, gây các dị tật không mong muốn ở thai nhi nếu sử dụng với hàm lượng lớn
  • Không lột vỏ bằng miệng: Chôm chôm trong quá trình vận chuyển sẽ bị xịt các chất bảo quản và những chất này lại có một hàm lượng lớn ở vỏ, vì thế mẹ bầu không nên lột vỏ bằng miệng
  • Trong quá trình mua sắm: Để đảm bảo chôm chôm tốt nhất mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở uy tín, để đảm bảo chất lượng

Cách Lựa Chọn chôm chôm ngon, đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu

Chôm chôm được mẹ bầu ăn phải tươi
Chôm chôm được mẹ bầu ăn phải tươi

Dưới đây là một số cách lựa chọn chôm chôm ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng như sau:

  • Mua chôm chôm đúng mùa (khoảng tháng 6 đến tháng 11): Lúc này chôm chôm sẽ nhiều thịt, ngọt và thường không chứa các chất bảo quản thực vật như chôm chôm trái mùa
  • Nên chọn quả màu đỏ tươi, lông mềm, đây là những biểu hiện của chôm chôm tươi, chưa để quá lâu. Tránh chọn những quả chôm chôm có màu nâu hoặc xỉn màu, lông khô giòn vì những trái này không còn tươi nữa
  • Không chọn những quả có gai xanh hoặc vỏ thâm đen, do nhiều khả năng trái đó bị ép chín, chứa nhiều chất bảo quản
  • Bảo quản đúng cách: Nên bảo quản chôm chôm tại ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong 2-3 ngày. Chôm chôm để lâu bên ngoài dễ bị lên men tạo ra cồn không tốt cho sức khỏe cho mẹ và bé

Tóm lại việc bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không, là hoàn toàn có thể và không gây hại nhiều sức khoẻ tổng thể mà còn mang lại nhiều tác dụng tốt nếu biết ăn uống đúng cách. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn. Cảm ơn đã đọc.