Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Đa số các bé từ lúc chào đời, hệ thần kinh giao cảm và tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, nên tình trạng tiết mồ hôi khó có thể kiểm soát. Vậy nên các ba mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, đổ mồ hôi ở trẻ cũng có nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu tại sao trẻ bị đổ mồ hôi tay chân và cách khắc phục như thế nào? Tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi:
Đổ mồ hôi ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân. Đa số các bé sẽ hết tình trạng này khi lớn lên, chỉ 1 số ít hi hữu do bệnh lý mà không hết được. Ba mẹ cần lưu ý và có cách xử lý kịp thời. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:
– Trẻ bị ra nhiều mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thần kinh thực vật:
Khi còn nhỏ, hệ thần kinh này ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Và các ống dẫn khí bị tắc nghẽn. Vì vậy, quá trình đổ mồ hôi tay chân sẽ tăng lên.
– Trẻ bị đổ mồ hôi tay chân do trẻ bị bệnh phong thấp:
Phong thấp là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, hôi tay chân còn là biểu hiện của trẻ mắc phải bệnh còi xương hoặc bị lao.
– Việc đổ mồ hôi chân tay là do trẻ có sự tác động về mặt cảm xúc, hay do thời tiết hoặc trẻ hoạt động mạnh. Khi trong nhà có người bị ra nhiều mồ hôi cũng khiến trẻ dễ mắc hơn.
– Thiếu vitamin D:
Ở một số trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu như thiếu vitamin D cho xương phát triển sẽ khiến trẻ bị đổ nhiều mồ hôi hơn. Đặc biệt đối với những trẻ sinh non, thiếu chất, còi xương sẽ dễ bị đổ mồ hôi hơn.
– Do một số bệnh lý ở trẻ:
Bệnh tim bẩm sinh, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS, trẻ thiếu canxi, thiếu kẽm,…
Trẻ bị đổ mồ hôi tay chân liệu có nguy hiểm không?
Tùy vào nguyên do trẻ bị đổ mồ hôi mà xem xét có quá nguy hiểm hay không. Đối với đổ mồ hôi tay chân lạnh không phải bệnh lý, ba mẹ bé có thể hoàn toàn yên tâm. Khi trẻ đổ mồ hôi liên tục kèm các triệu chứng khác như ngủ giật mình, rụng tóc, cha mẹ cần hết sức lưu ý. Và đưa bé đến khám ngay để nhanh chóng điều trị.
Đối với trẻ bị đổ mồ hôi tay chân có thể là dấu hiệu của bệnh lý rất nguy hiểm, hoặc cơ thể đang gặp một số vấn đề sau:
– khẩu vị
– di truyền
– bé quá xúc động, căng thẳng
– ảnh hưởng của thời tiết
…
Một số phương pháp điều trị trẻ bị đổ mồ hôi tay chân:
-
Sử dụng trà đen:
Do trà đen có chứa rất giàu axit tannic, hỗ trợ ngăn ngừa chứng đổ mồ hôi hiệu quả. Đồng thời, với tác dụng của trà đen làm se khít lỗ chân lông, ngăn tiết mồ hôi và hỗ trợ điều tiết tuyến mồ hôi của trẻ.
Cách dùng như sau:
Cách 1: dùng 3-4 túi trà đen ngâm với nước ấm khoảng 5 phút. Sau đó, ngâm cho trẻ từ 15-30 phút.
+ Cách 2: Dùng 1-2 túi trà đen ngâm nước ấm. Sau đó cho vào lòng bàn tay, bàn chân của trẻ. Sau khoảng 15 – 20 phút, dùng khăn mềm lau khô tay chân.
-
Dùng muối:
Muối là nguyên liệu rất dễ tìm thấy ở trong mỗi căn bếp, nhưng lại có tác dụng lớn không ngờ.
Cách dùng đơn giản như sau:
Pha muối theo tỷ lệ 1 thìa muối hạt + 1 bát nước sôi + 3 bát nước lạnh, sau đó ngâm tay chân cho bé trong khoảng 10 – 15 phút. Đồng thời, bạn có thể cho thêm một ít xác trà xanh vào cùng. Mỗi ngày chỉ nên ngâm cho bé từ 1 đến 2 lần.
-
Sử dụng cồn y tế:
Cồn có tác dụng làm se khít lỗ chân lông hiệu quả, lại không hề gây hại cho bé. Ba mẹ nên chọn cồn nồng độ thấp, nhỏ 1 ít vào khăn, sau đó lau vào lòng bàn tay và chân cho bé nha. Tuy nhiên, tay và chân là 2 nơi bé hay tiếp xúc ở miệng, ba mẹ nên cân nhắc hay hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này nhé.
-
Chế độ ăn uống của trẻ:
Bên cạnh việc điều trị mồ hôi, ba mẹ cũng nên cân nhắc về chế độ ăn uống cho bé:
– Hạn chế ăn tỏi
– Ít ăn hành
– Hạn chế đồ uống có ga
– Không gian nhà cửa thoáng mát
Hiện nay, bên Liplop đang có máy trị mồ hôi đối với ai có triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, đối với trẻ còn quá nhỏ không thể sử dụng được máy. Máy chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, người mắc bệnh tim, người có kim loại trong cơ thể. Nếu ba mẹ muốn tìm hiểu về máy, có thể lên website Liplop.vn để được tư vấn kĩ càng hơn.
Trên đây là tổng hợp những lý do trẻ nhỏ thường hay bị đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng này không nên kéo dài, vì mồ hôi có thể gây cảm lạnh ở bé. Ba mẹ nên quan tâm đến con mình nhiều hơn, để ý những triệu chứng của bé để phát hiện kịp thời các bệnh liên quan và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý độc giả những kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.