Sữa công thức pha để ngoài bao lâu? Cách bảo quản sữa công thức?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay với nhiều lý do khác nhau, các bà mẹ có thể sử dụng thêm công thức cho trẻ. Trẻ có thể dùng sữa mẹ đồng thời với sữa công thức, hoặc dùng hoàn toàn sữa công thức. Sữa công thức sau khi pha xong để được bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm.

Thế nào là sữa công thức

Sữa công thức (còn được gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em, được sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn uống của trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần giống công thức hoá học của sữa mẹ nên có thể dùng để thay thế một phần.

Lợi ích của sữa công thức
Lợi ích của sữa công thức

Sữa thay thế sữa mẹ là sữa bột công thức 1 (loại sữa dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi) gần giống với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa bột công thức một hiện nay được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau:

  • Sữa bột: Thường được pha với nước cho trẻ uống
  • Sữa dạng lỏng: Thường pha với một lượng nước tương đương
  • Sữa dùng ngay: Thường đắt hơn so với các loại sữa khác, có thể cho trẻ dùng ngay mà không cần phải qua các bước chế biến 

Sữa công thức pha xong  bảo quản được bao lâu?

Đối với trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn thì khi đói, trẻ được móm sữa mẹ ngay lập tức, dòng sữa mẹ là dòng sữa nóng nhưng nhiệt độ phù hợp với trẻ. Còn đối với dòng sữa được pha theo công thức, ngoài việc pha đúng tỷ lệ thì bậc cha mẹ cũng nên chú ý về nhiệt độ không cho trẻ uống sữa quá nóng.  

Khi pha sữa, các phụ huynh nên pha ½ nước sôi và ½ nước sôi để nguội. Sau khi pha xong nếu được nên cho bé bú ngay khi còn ấm. Ngoài ra tuỳ vào từng loại sữa khác nhau, mà hầu như trên bao bì của mỗi hộp đều có hướng dẫn pha sữa cho phụ huynh.

Pha sữa công thức phải đúng tỷ lệ
Pha sữa công thức phải đúng tỷ lệ

Sữa công thức pha xong để được tối đa 2 giờ, nếu cần bảo quản thì để trong ngăn mát tủ lạnh. giữ được 24 giờ. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết. Tuyệt đối không nên cho trẻ uống tiếp, vì lúc này sữa đã thấm nước bọt của trẻ không còn sạch như trước.

Vì vậy, mà cần lưu ý theo dõi con nhỏ trong từng giai đoạn để biết nhu cầu uống sữa của con, tránh pha dư. Để tránh tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, không nên cho trẻ dùng sữa dư để nguội sau 2 giờ. Những vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và viêm màng não.

Để sữa thơm ngon và hợp khẩu vị trẻ cần pha đúng theo như công thức trên bao bì.

Cách pha sữa công thức chuẩn nhất

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha phụ thuộc không nhỏ vào cách pha của mẹ có đúng hay không. Dưới đây là một số cách pha sữa công thức chuẩn nhất mà chúng tôi tổng hợp được:

  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi pha sữa, đồng thời trước khi pha các mẹ nên tiệt trùng nắm vú và bình sữa hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài
  • Đun sôi nước và giữ ấm khoảng từ 40 – 50 độ C và rót đúng lượng nước theo quy định của mỗi hộp sữa theo quy định của pháp luật
  • Múc sữa bột trong hộp bằng thìa, hạn chế dùng các loại hay các đồ dùng khác để múc nhằm hạn chế sự lây lan các vi khuẩn cho con
  • Cho đúng lượng sữa theo quy định của từng hộp đã ghi trên bao bì
  • Lắc đều sữa cho đến khi tan đồng thời để phần núm sữa bằng cao su vào xoáy chặt lại
  • Trước khi cho trẻ sử dụng cần kiểm tra nhiệt độ sữa bằng nhỏ vài giọt trên mu bàn tay. Việc làm này nhằm kiểm tra nhiệt độ cho sữa đồng thời đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho bé uống không bị phỏng miệng

Cách bảo quản sữa công thức đã pha

Để sữa công thức đảm bảo được chất lượng dinh dưỡng tối ưu nhất, cần pha và bảo quản đúng với các hướng dẫn trên bao bì.

Cách bảo quản sữa công thức
Cách bảo quản sữa công thức

Dưới đây là một số cách giúp mẹ có thể bảo quản sữa công thức đã pha:

  • Để tránh bị nhiễm khuẩn cần bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha, vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn khi sữa được bảo quản trong tủ lạnh đồng thời bảo quản được lâu hơn, tối đa 24 giờ
  • Tuyệt đối không cho trẻ bú sữa trẻ đã bỏ
  • Không nên để trẻ sử dụng sữa để trong nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc lâu hơn
  • Sữa được bảo quản trên 24 giờ, không nên để cho trẻ bú
  • Trước khi cho trẻ dùng sữa được bảo quản, phải kiểm tra xem sữa của trẻ còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ  
  • Nếu mẹ và bé có công chuyện đi ra ngoài mà không thể uống sữa được thì nên để sữa trong bình giữ nhiệt và cho bé dùng trong 4 tiếng đồng hồ
  • Sữa để trong tủ lạnh, không cần làm nóng, chỉ cần bỏ ra ngoài 1 tiếng hoặc làm ấm để trong nước nóng. Không dùng lò vi sóng hâm sữa.

Các mẹ cũng cần lưu ý, để giữ được chất dinh dưỡng có trong sữa cần:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, sử dụng muỗng sạch sẽ để múc sữa
  • Đậy nắp kín sau khi sử dụng sữa, không để sữa đã mở trong tủ lạnh khiến sữa bên trong bị ẩm
  • Không tự ý thay đổi công thức sữa để pha
  • Không tự ý cho thêm các thành phần khác vô sữa khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Sữa tốt nhất nên sử dụng hết trong vòng 1 tháng
  • Cần chú ý cách bảo quản sữa sau khi đã mở nắp, để hộp sữa những nơi mát, khô ráo, tránh ẩm ướt, không có ánh nắng trực tiếp hoặc có nguồn nhiệt từ bếp ga
  • Dưới 25 độ C là nhiệt độ thích hợp để bảo quản hộp sữa
  • Khi dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
  • Tuân theo tỷ lệ pha của nhà sản xuất để đảm bảo chất dinh dưỡng tối ưu cho người sử dụng

Tóm lại sữa công thức sau khi pha để ngoài tối đa được 2 giờ tuy nhiên cũng cần bảo quản trong những mức nhiệt độ quy định, để sữa thơm ngon cung cấp đủ dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên làm theo hướng dẫn bao bì. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp ích được bạn. Cảm ơn đã xem.